Trang chủ » Tư vấn luật » Hôn nhân, Thừa kế

#501 15/09/24

Tham gia: 20/12/15
Gửi tin nhắn

Xin trợ giúp pháp lí luật hôn nhân và gia đình , luật dân sự

Xin chào các anh , chị của vân phòng luật sư. Kính mong văn phòng luật sư trả lời giúp tôi một câu hỏi liên quan đến luật hôn nhân và gia đình và luật dân sự:
Chị gái tôi năm này 30 tuổi, chưa từng kết hôn, gần 1 năm trước quen a H, (là một cán bộ lãnh đạo trong 1 cơ quan nhà nước, đã có gia đình và hai con gái, một cháu 8 tuổi và 1 cháu hơn 1 tuổi) hơn 40 tuổi. Quen anh H là vì anh này nói là có thể chạy việc cho tôi vào công chức nhà nước tại 1 tỉnh nọ với chi phí là 200tr, chị tôi đã gửi cho anh này 200tr qua số tài khoản của anh này, trong khi tôi vẫn đang làm việc ở Hà Nội thì hai người đã qua lại và có tình cảm với nhau và chị tôi đẫ có thai với anh H, đến giờ cháu bé được gần 1 tháng tuổi. Biết tin, anh này đã chuyển trả chị tôi 200tr vào tài khoản, đồng thời phủ nhận mọi trách nhiệm với đứa con. Vậy, tôi muốn hỏi luật sư hai câu hỏi như sau:
- Thứ nhất tôi có thể kiện anh H này vì tội gì khi làm công chức mà còn nhận tiền " chạy việc" trong khoảng thời gian gần 1 năm trời mới trả lại? và không lo được công việc cho tôi ( có đủ bằng chứng về số tiền anh này nhận để chạy việc đó là hoá đơn chuyển khoản tại ngân hàng và ghi âm cuộc gọi trong điện thoại của tôi vì đt tôi có cài chức năng ghi âm mọi cuộc gọi đến và đi, do dung lượng đt cao nên hiện tại vẫn chưa bị xoá.)
- Thứ hai là tôi phải làm gì để đòi quyền cấp dưỡng nuôi con cho cháu tôi ( cháu gần 1 tháng tuổi), nếu viết đơn thì nội dung viết ntn? gửi cơ quan nào ?
Trân trọng cảm ơn !

#501 #315 07/01/17

Tham gia: 04/01/17
Gửi tin nhắn

Re:Xin trợ giúp pháp lí luật hôn nhân và gia đình , luật dân sự

câu hỏi thứ nhất
bạn có thể kiện H "tội nhận hối lộ",...qui đinh tại điều 279 bộ luật hình sự 2009
câu hỏi thứ hai

Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
nếu bạn chứng minh được đứa trẻ là con của H thì hoàn toàn có thể viết đơn gửi lên một trong các cơ quan quản lý nhà nước trên buộc h phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con 

Tư vấn của luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư:

đào thị đảm
Đang cập nhật chữ ký !

Trả lời nhanh