Trang chủ » Tư vấn luật » Hôn nhân, Thừa kế

#442 25/04/24

Tham gia: 02/08/15
Gửi tin nhắn

Xin tư vấn giải quyền nuôi con

Chào văn phòng luật sư chính pháp. Xin cho e hỏi: chị gái e đang quyết định ly hôn và có 1 con chưa đc 2 tuổi. Do mâu thuẫn với mẹ chồng và xảy ra nhiều quá chị gái e không chịu đựng được và bế cháu bỏ đi. nhưng bố mẹ chồng đã đuổi theo và dữ lại cháu bé, chị gái e không làm gì được đã đi 1 mình. được vài khoảng 3 tuần do hòa giải được nên a chồng chị ấy bế đứa bé ra ngoài và cả gia đình ở trọ chỗ chị gái e lúc bỏ đi. đến nay được khoảng 4 tháng rồi nhưng mâu thuẫn vợ chồng nên 2 a chị quyết định li hôn. vậy xin được tư vấn nếu li hôn thì nếu có xảy ra chanh chấp, chị gái e có quyền được nuôi đứa bé không ạ? chị gái e có thể đảm bảo về tài chính, nhưng về mặt này thì không có lợi thế như bên nhà chồng. chị e đang lo vì lí do chị bỏ đi mà không được nhận nuôi bé nên bị suy sụp, cả nhà e lo lắm. Mong văn phòng luật sư có thể dành thời gian trả lời giúp e với ạ. Em xin chân thành cám ơn!

#442 #260 26/10/15

Tham gia: 02/08/15
Gửi tin nhắn

Re:Xin tư vấn giải quyền nuôi con

uo

#442 #261 26/10/15

Tham gia: 02/08/15
Gửi tin nhắn

Re:Xin tư vấn giải quyền nuôi con

Chả tìm thấy chỗ xóa bài ở đâu. văn phòng mình bận quá nên thôi e không cần tư vấn nữa nhé. :)) cám ơn

#442 #265 04/12/15

Tham gia: 04/12/15
Gửi tin nhắn

Re:Xin tư vấn giải quyền nuôi con

Nghị Quyết 02/2000 NQ – HDTP- Hướng dẫn áp dụng Luật HNGĐ chỉ rõ như sau:
Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Luật hôn nhân 2014: 

 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

Như vậy, trường hợp của bạn thì cháu chưa đủ 24 tháng theo nguyên tắc vẫn con vẫn được giao cho mẹ nuôi.  Để giành quyền nuôi con chị bạn phải chứng minh tại tòa về việc đảm bảo việc nuôi con. Các điều kiện tòa yêu cầu  phải chứng minh như sau:

 

+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi 2 cháu hay không?)

 

+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để 2 cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)

 

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của 2 cháu hay không?)

 

+ Thời gian làm việc (Bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không?)

 

+ Hành vi của cha mẹ ( Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ)

 

Nếu chị bạn chứng minh được đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho con thì tòa sẽ giao con cho chị bạn nuôi.

 

Trân trọng.

Tư vấn của luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư:

NGuyễn thị lương
Đang cập nhật chữ ký !

Trả lời nhanh